Some people think that fairy tales are just stories to amuse children, but their universal and enduring appeal may be due to more serious reasons
Một số người nghĩ rằng truyện cổ tích chỉ là những câu chuyện dùng để giải trí cho trẻ em, nhưng sức hấp dẫn lâu dài và phổ biến của những câu chuyện này có lẽ là do những nguyên nhân quan trọng hơn.
People of every culture tell each other fairy tales but the same story often takes a variety of forms in different parts of the world.
Người dân thuộc mỗi một nền văn hóa kể cho nhau nghe các câu chuyện cổ tích, nhưng cùng một câu chuyện thường có nhiều phiên bản ở những nơi khác nhau trên thế giới.
In the story of Little Red Riding Hood that European children are familiar with, a young girl on the way to see her grandmother meets a wolf and tells him where she is going.
Trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ mà trẻ em Châu Âu quen thuộc, một cô bé trên đường đi thăm bà ngoại của mình bắt gặp một con sói và nói cho nó biết cô sẽ đi đâu.
The wolf runs on ahead and disposes of the grandmother, then gets into bed dressed in the grandmother’s clothes to wait for Little Red Riding Hood.
Con sói đó chạy đến trước và giải quyết người bà, sau đó trèo lên giường mặc quần áo của người bà và chờ cô bé quàng khăn đỏ đến.
You may think you know the story - but which version?
Bạn có thể nghĩ mình biết câu chuyện này – nhưng là phiên bản nào?
In some versions, the wolf swallows up the grandmother, while in others it locks her in a cupboard.
Trong một số phiên bản, con sói nuốt sống người bà, trong khi những phiên bản khác nó lại nhốt người bà trong tủ.
In some stories Red Riding Hood gets the better of the wolf on her own, while in others a hunter or a woodcutter hears her cries and comes to her rescue.
Trong một số câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ tự mình đánh bại con sói, còn trong những câu chuyện khác thì một người thợ săn hay người tiều phu nghe thấy tiếng khóc của cô bé và đến cứu cô.
The universal appeal of these tales is frequently attributed to the idea that they contain cautionary messages: in the case of Little Red Riding Hood, to listen to your mother, and avoid talking to strangers.
Sự lôi cuốn được nhiều người biết đến của những câu chuyện này thường được cho là do quan niệm rằng truyện chứa đựng những thông điệp mang tính cảnh báo: trong trường hợp của truyện Cô bé quàng khăn đỏ, là phải nghe lời mẹ của bạn, và tránh nói chuyện với người lạ.
It might be what we find interesting about this story is that it’s got this survival relevant information in it,’ says anthropologist Jamie Tehrani at Durham University in the UK.
Nhà nhân chủng học Jamie Tehrani thuộc Đại học Durham ở Vương quốc Anh cho biết “Câu chuyện có thông tin liên quan đến người sống sót có thể là điều chúng ta thấy thú vị về nó”
But his research suggests otherwise.
Nhưng nghiên cứu của ông thì đề xuất điều ngược lại.
‘We have this huge gap in our knowledge about the history and prehistory of storytelling, despite the fact that we know this genre is an incredibly ancient one,’ he says.
Ông cho biết, “Chúng ta có một khoảng cách lớn trong kiến thức về lịch sử và tiền sử đối với kể chuyện, mặc dù thực tế là chúng ta biết đây là một thể loại cổ xưa đến khó tin”.
That hasn’t stopped anthropologists, folklorists and other academics devising theories to explain the importance of fairy tales in human society.
Điều đó đã không ngăn được các nhà nhân chủng học, nhà nghiên cứu văn học dân gian và các học giả khác đặt ra các giả thuyết để giải thích tầm quan trọng của truyện cổ tích trong xã hội con người.
Now Tehrani has found a way to test these ideas, borrowing a technique from evolutionary biologists.
Hiện tại ông Tehrani đã tìm ra cách để kiểm chứng những ý tưởng đó, bằng cách mượn một kỹ thuật từ các nhà sinh học tiến hóa.
To work out the evolutionary history, development and relationships among groups of organisms, biologists compare the characteristics of living species in a process called ‘phylogenetic analysis’.
Để tìm ra lịch sử tiến hóa, quá trình phát triển và mối quan hệ giữa những nhóm sinh vật, các nhà sinh học so sánh những đặc tính của các loài sinh vật sống trong một quy trình gọi là “phân tích cây phát sinh chủng loại”.
Tehrani has used the same approach to compare related versions of fairy tales to discover how they have evolved and which elements have survived longest.
Ông Tehrani đã dùng lối tiếp cận tương tự để so sánh những phiên bản liên quan đến truyện cổ tích để tìm ra phương thức câu chuyện đã tiến triển và những chi tiết nào đã tồn tại lâu nhất.
Tehrani’s analysis focused on Little Red Riding Hood in its many forms, which include another Western fairy tale known as The Wolf and the Kids.
Phân tích của ông Tehrani tập trung vào truyện Cô bé quàng khăn đỏ ở nhiều phiên bản, bao gồm cả truyện cổ tích khác ở phương Tây có tên là Con sói và những đứa trẻ.
Checking for variants of these two tales and similar stories from Africa, East Asia and other regions, he ended up with 58 stories recorded from oral traditions.
Xem xét các dị bản của hai truyện này và nhiều câu chuyện tương đồng đến từ châu Phi, Đông Á và các khu vực khác, ông tổng kết được 58 câu chuyện được ghi chép lại từ văn học dân gian truyền miệng.
Once his phylogenetic analysis had established that they were indeed related, he used the same methods to explore how they have developed and altered over time.
Khi mà phân tích cây phát sinh chủng loại của ông đã chứng minh được rằng chúng thực sự có liên quan, ông đã dùng các phương thức tương tự để tìm ra cách thức mà chúng phát triển và thay đổi theo thời gian.
First he tested some assumptions about which aspects of the story alter least as it evolves, indicating their importance.
Trước tiên, ông thử nghiệm một số giả thuyết về những phương diện nào của câu chuyện mà thay đổi ít nhất khi phát triển, để chỉ ra tầm quan trọng của chúng.
folklorists believe that what happens in a story is more central to the story than the characters in it – that visiting a relative, only to be met a scary animal in disguise, is more fundamental than whether the visitor is a little girl or three siblings, or the animal is a tiger instead of a wolf.
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian tin rằng những chi tiết xảy ra trong một câu chuyện thì quan trọng hơn nhiều so với những nhân vật trong đó – có nghĩa là việc đi thăm một người họ hàng, chỉ để bắt gặp một con vật đáng sợ dưới lớp ngụy trang, thì lại cốt yếu hơn là liệu người đi thăm có phải là một cô bé hay là 3 anh chị em, hoặc con vật đó là hổ thay vì là sói.
However, Tehrani found no significant difference in the rate of evolution of incidents compared with that of characters.
Tuy nhiên, ông Tehrani đã không tìm ra sự khác nhau đáng kể nào về tốc độ tiến triển của các tình tiết so với sự phát triển của các nhân vật.
‘Certain episodes are very stable because they are crucial to the story, but there are lots of other details that can evolve quite freely,’ he says.
Ông cho biết “Những phân đoạn cực kỳ cố định vì chúng rất quan trọng đối với câu chuyện, nhưng có rất nhiều chi tiết khác có thể phát triển khá tự do”.
Neither did his analysis support the theory that the central section of a story is the most conserved part.
Bài phân tích của ông cũng không ủng hộ giả thuyết rằng phần trung tâm của câu chuyện thì được bảo toàn nhất.
He found no significant difference in the flexibility of events there compared with the beginning or the end.
Ông không tìm ra được sự khác nhau đáng kể nào trong tính linh hoạt của các sự kiện đó khi so sánh với phần mở đầu và phần kết chuyện.
But the really big surprise came when he looked at the cautionary elements of the story.
Nhưng điều ngạc nhiên thực sự lớn xảy ra khi ông xem xét những yếu tố mang tính cảnh báo của câu chuyện.
‘Studies on hunter-gatherer folk tales suggest that these narratives include really important information about the environment and the possible dangers that may be faced there - stuff that’s relevant to survival,’ he says.
Ông cho biết “Các bài nghiên cứu truyện dân gian về người săn bắn hái lượm cho thấy những câu chuyện kể này bao gồm thông tin thực sự quan trọng về môi trường và các mối nguy hiểm có thể gặp phải – vốn là những thứ sẽ liên quan đến sự sống còn”.
Yet in his analysis such elements were just as flexible as seemingly trivial details.
Tuy nhiên trong bài phân tích của ông những yếu tố như vậy cũng chỉ thay đổi linh hoạt như những chi tiết dường như không đáng kể.
What, then, is important enough to be reproduced from generation to generation?
Vậy thì, yếu tố nào sẽ đủ quan trọng để được sao chép từ đời này sang đời khác?
The answer, it would appear, is fear - blood-thirsty and gruesome aspects of the story, such as the eating of the grandmother by the wolf, turned out to be the best preserved of all.
Câu trả lời, đó sẽ như là, nỗi sợ - là những phân cảnh khát máu và khủng khiếp của câu chuyện, chẳng hạn như chi tiết con sói ăn thịt người bà, hóa ra lại là phần được giữ lại trước nhất.
Why are these details retained by generations of storytellers, when other features are not?
Vậy tại sao những chi tiết này được giữ lại qua các thế hệ người kể chuyện, trong khi những đặc điểm khác thì không?
Tehrani has an idea: In an oral context, a story won’t survive because of one great teller.
Ông Tehrani có một ý kiến: trong bối cảnh truyền miệng, một câu chuyện sẽ không thể tiếp tục tồn tại bởi một người kể chuyện giỏi.
It also needs to be interesting when it’s told by someone who’s not necessarily a great storyteller.’
Câu chuyện đó cũng cần phải thú vị khi được kể bởi người nào đó mà không nhất thiết phải là một người kể chuyện lôi cuốn.
Maybe being swallowed whole by a wolf, then cut out of its stomach alive is so gripping that it helps the story remain popular, no matter how badly it’s told.
Có lẽ chi tiết bị một con sói nuốt chửng, mà còn sống sau khi rạch bụng thì sẽ rất hấp dẫn đến nỗi giúp cho câu chuyện giữ được sự phổ biến, dù cho chuyện có được kể bằng cách nhàm chán đến mức nào.
Jack Zipes at the University of Minnesota, Minneapolis, is unconvinced by Tehrani’s views on fairy tales.
Jack Zipes của Đại học Minnesota, thành phố Minneapolis, không bị thuyết phục bởi quan điểm của ông Tehrani về truyện cổ tích.
‘Even if they’re gruesome, they won’t stick unless they matter,’ he says.
Ông cho biết “Ngay cả khi các câu chuyện dù khủng khiếp, chúng sẽ không thể tồn tại nếu không quan trọng”.
He believes the perennial theme of women as victims in stories like Little Red Riding Hood explains why they continue to feel relevant.
Ông ấy tin rằng chủ đề lâu đời về phụ nữ là nạn nhân trong những câu chuyện như Cô bé quàng khăn đỏ giải thích lý do tại sao câu chuyện này tiếp tục được xem là thích hợp.
But Tehrani points out that although this is often the case in Western versions, it is not always true elsewhere.
Nhưng ông Tehrani chỉ ra rằng mặc dù điều này thường xảy ra trong các phiên bản phương Tây, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng ở khu vực khác.
In Chinese and Japanese versions, often known as The Tiger Grandmother, the villain is a woman, and in both Iran and Nigeria, the victim is a boy.
Trong phiên bản của Trung Quốc và Nhật Bản, thường được gọi là Người bà Hổ, nhân vật phản diện là người phụ nữ, và trong cả hai phiên bản của Iran và Nigeria, nạn nhân là một cậu bé.
Mathias Clasen at Aarhus University in Denmark isn’t surprised by Tehrani’s findings.
Mathias Clasen tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch không lấy gì ngạc nhiên trước những phát hiện của ông Tehrani.
‘Habits and morals change, but the things that scare us, and the fact that we seek out entertainment that’s designed to scare us - those are constant,’ he says.
Ông cho biết “Thói quen và đạo đức thay đổi, nhưng những điều khiến chúng ta sợ hãi, và thực tế rằng chúng ta tìm kiếm sự giải trí được tạo ra để khiến chúng ta sợ hãi – đó là những điều không đổi”.
Clasen believes that scary stories teach us what it feels like to be afraid without having to experience real danger, and so build up resistance to negative emotions.
Ông Clasen tin rằng những câu chuyện đáng sợ dạy cho chúng ta cảm giác sợ hãi là như thế nào mà không cần phải trải nghiệm mối nguy hiểm thực sự, và do đó tạo nên khả năng chống lại những cảm xúc tiêu cực.
Từ vựng trong bài
dispose of: giải quyết
folklorist: nhà nghiên cứu văn học dân gian
evolutionary biologist: nhà sinh học tiến hóa
phylogenetic analysis: phép phân tích hệ thống cây phát sinh loài
oral traditions: văn học dân gian truyền miệng
folk tale: truyện dân gian
seemingly trivial details: những chi tiết dường như không đáng kể