Learning tips and tricks

Hướng dẫn luyện kỹ năng Nghe

Dưới đấy là những phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất. Những phương pháp này đều đã được nghiên cứu và được áp dụng thực chứng trên rất nhiều lứa học viên ở nhiều lứa tuổi, trình độ, ngành nghề với nhiều mục đích như giao tiếp làm việc thực tế hay luyện thi chứng chỉ IELTS, TOEFL... Mỗi cách luyện đều có đòi hỏi điều kiện riêng mà bạn nên dựa vào để chọn cho mình phương pháp phù học hợp nhất.
Jul 24,2015
.

Dưới đấy là những phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất. Những phương pháp này đều đã được nghiên cứu và được áp dụng thực chứng trên rất nhiều lứa học viên ở nhiều lứa tuổi, trình độ, ngành nghề với nhiều mục đích như giao tiếp làm việc thực tế hay luyện thi chứng chỉ IELTS, TOEFL... Mỗi cách luyện đều có đòi hỏi điều kiện riêng mà bạn nên dựa vào để chọn cho mình phương pháp phù học hợp nhất.

1. Viết lại tất cả những gì bạn nghe:

Đây là phương pháp hiệu quả nhất khi bạn luyện nghe. Sở dĩ như vậy vì nó đòi hỏi bạn phải ép bộ não tập trung nhận biết từng từ, âm tiết khi bạn nghe. Thông thường nếu để tự nhiên thể lực của não bạn chỉ cho phép tập trung trong vòng 30s – 1 phút đầu tiên trước khi yếu dần và mất tập trung ở những quãng thời gian tiếp theo dẫn đến kết quả là được gà mất vịt không hiểu đầy đủ ý nghĩa của cả đoạn văn hay hội thoại. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải có quyết tâm rất lớn vì ngoài việc nó đòi hỏi bạn phải làm việc “trâu bò, công nhân” còn đòi hỏi thời gian và tính kiên trì của bạn vì trong giai đoạn đầu tiên ngoài việc bắt gặp từ mới khi nghe bạn sẽ gặp phải nhiều từ mà mình đã biết nhưng không nghe ra thậm chí là nghe nhầm. Đây là những lúc bạn sẽ cảm thấy chán nản và thất vọng về bản thân mình nhất, nhưng bạn của tôi ơi đừng bỏ cuộc. Vạn sự khởi đầu nan, tất cả những người học đều trải qua cảm giác này không riêng gì bạn, điểm khác biệt giữa những người nghe nói giỏi và những người không bao giờ đạt đến tầm chỉ là ở chỗ một người tiếp tục luyện và vươn lên còn người kia thì không. Vậy phải giải quyết vấn đề gian nan này như thế nào?


Mỗi lần kết thúc một bài nghe như vậy, bạn mở lại lời thoại (transcript) và đối chiếu với những ghi chép của mình, xem liệu mình đã sai và nhầm ở đâu. Nếu đó là những từ bạn đã biết nhưng nghe nhầm thì chắc chắn sẽ chỉ có ba lý do sau đây: Bạn thiếu tập trung, bạn nhận biết phát âm của từ đó sai, bạn gặp phải từ nối (linking words), từ bị biến âm (assimilation).


- Nếu là vì thiếu tập trung thì lần sau cố gắng cải thiện khả năng tập trung thể lực của não bằng cách tập trung nghe hơn trong các lần nghe tiếp theo hoặc tập trung đọc sách trong quãng thời gian từ ngắn đến dài dần mà không bị phân tâm.


- Nếu là vì bạn phát âm sai thì cách hiệu quả nhất là bạn phải đăng ký một khóa học phát âm, lưu ý là học phát âm nghe có vẻ đơn giản vì cũng nhiều nơi dạy nhưng để nghe nói cho ra hồn thì đòi hỏi người giáo viên phải có một đẳng cấp nhất định về độ sâu nghiên cứu cũng như khả năng thẩm âm và phát âm. Không phải cứ là người nước ngoài thì có thể phát âm chuẩn hay dạy nói chuẩn vì nhiều khi họ cũng bị dính các âm giọng địa phương, hoặc không có sự hiểu biết sâu sắc về cách xử lý âm vực trong bộ môn này để hướng dẫn bạn một cách cụ thể. Nó cũng tương tự như việc không phải người Việt Nam nào cũng nghe nói tiếng Việt hay mượt mà dễ nghe cả, thậm chí họ cũng không biết làm cách nào để cải thiện khả năng này.


- Nếu khi mở lời hội thoại ra mà bạn thấy những cụm từ đơn giản như “ go on” hoặc “hand bag” nhưng mình lại không nghe ra thì cũng đừng lấy làm ngạc nhiên vì họ đã nối chúng hoặc biến chúng thành một từ khác (khi nối âm “go on” sẽ đọc thành “gowon” còn “hand bag” trong Anh Anh hay bị biến âm thành “hambag”). Đây đều là những kỹ thuật phát âm cao cấp mà nếu bạn muốn nắm vững và sử dụng thành thục bắt buộc phải đăng ký học và đào tạo thuần thục với chuyên gia chứ rất ít khi tự luyện được. Lưu ý là các kỹ thuật cao cấp này ít khi được áp dụng trong các kỳ thi tiếng Anh như IELTS, TOEFL vì các kỳ thi này đối tượng học là các bạn sinh viên mà sinh viên khi đi học thì thầy thường giảng chậm rõ ràng. Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều bạn đạt điểm nghe các kỳ thi này rất tốt nhưng lại tỏ ra non nớt lúng túng khi ra môi trường làm việc thực tế.


Nói chung phương pháp này ưu điểm là sẽ giúp bạn lên trình độ nghe rõ rệt trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt thích hợp với các bạn có thời gian, có mục tiêu luyện thi chứng chỉ như IELTS, TOEFL. Nhược điểm là nó đòi hỏi nhiều thời gian công sức, dễ gây nhàm chán bỏ cuộc, khó duy trì lâu dài và không thích hợp với những người bận rộn đi làm.


2. Học Nghe Nói vô thức


Có hai phương pháp học đó là phương pháp học có ý thức và phương pháp học vô thức. Phương pháp học có ý thức loại hình học tập mà người học biết rằng họ đang học cái gì cũng như là được dạy cái gì. Một ví dụ về học có ý thức là học ngữ pháp, khi bạn nghe một giáo viên tiếng Anh giải thích thì quá khứ, bạn đang học tiếng Anh một có ý thức ghi nhớ cách sử dụng thì quá khứ. Loại học thứ hai gọi là học vô thức, có nghĩa là người học trong quá trình học không hiểu họ đang học cái gì. Việc học diễn ra một cách vô thức.


Một ví dụ của việc học vô thức là việc nghe một cuộc hội thoại bằng tiếng Anh. Khi bạn nghe một cuộc hội thoại, mục tiêu chính của bạn không phải là để học tiếng Anh mà là để hiểu được cuộc hội thoại đó. Nhưng bằng cách tham gia các hoạt động này, bạn cũng đang học tiếng Anh mà không hay biết. Bạn không nhận ra nhưng bạn đang học tập rất nhiều khía cạnh của tiếng Anh - cấu trúc câu, ngữ pháp, từ vựng,... Vì vậy, chúng ta có thể học tiếng Anh theo hai cách khác nhau - hoặc rõ ràng hoặc ngầm. Câu hỏi đặt ra là học cách nào thì tốt hơn? Để trả lời câu hỏi này, hãy xem xét: Cũng giống như có hai loại học tập, cũng có hai loại kiến ​​thức - kiến ​​thức có ý thức rõ ràng và kiến ​​thức tiềm ẩn. Kết quả học tập theo phương pháp có ý thức dẫn đến việc đạt được nhưng kiến ​​thức rõ ràng trong khi đó kết quả học tập theo phương pháp vô thức sẽ đạt được những kiến ​​thức tiềm ẩn vô thức.


Và có một sự khác biệt rất lớn giữa hai loại kiến ​​thức này. Truy cập kiến ​​thức rõ ràng đòi hỏi phải suy nghĩ có ý thức. Bạn phải suy nghĩ về những kiến ​​thức đã học để sử dụng nó. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn muốn nói tiếng Anh đúng cách, bạn phải nghĩ cách suy luận tiếng Anh. Bạn phải suy nghĩ về việc sử dụng thì quá khứ hay suy nghĩ làm thế nào để tạo thành một câu chuẩn. Nhưng thực tế việc này là không thể bởi vì khi bạn nói chuyện, không có thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ngược lại, việc tiếp cận kiến ​​thức tiềm ẩn không cần suy nghĩ có ý thức cho phép bạn không cần phải suy nghĩ về những kiến ​​thức mà vẫn có thể sử dụng nó chính xác.


Hãy nghĩ về cách bạn nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Nó khá dễ dàng, phải không. Bạn có thể nói đúng mà không cần phải suy nghĩ về bất cứ quy tắc ngữ pháp. Đó có thể chỉ vì kiến ​​thức của bạn về ngôn ngữ mẹ đẻ là tiềm ẩn vô thức. Vì lý do này, việc học vô thức là một chiến lược học tập tốt hơn nhiều. Khi bạn không có suy nghĩ về tiếng Anh, nó giải phóng tâm trí của bạn, do đó bạn hoàn toàn có thể tập trung vào việc thể hiện những suy nghĩ và ý tưởng của bạn.


Thật không may, nhiều bạn lại muốn học tiếng Anh theo phương pháp có ý thức. Một số người dành nhiều thời gian tham gia các khóa học ngữ pháp ở trung tâm hay lên mạng xem video trên youtube về việc học ngữ pháp tiếng Anh. Họ không nhận thức được rằng những kiến ​​thức họ có được từ hoạt động này là kiến ​​thức có ý thức, một thứ gần như vô dụng khi sử dụng trong giao tiếp Nghe Nói.


Để có thể học vô thức, bạn phải phối hợp cả việc Nghe và Nói chứ không luyện một kỹ năng đơn lẻ nào. Bước đầu tiên là lắng nghe mọi lúc mọi nơi cho dù bạn không hiểu. Lợi thế của việc lắng nghe theo phương pháp này là nó rất dễ thực hiện. Bạn có thể làm điều này trong lúc kẹt xe, chơi game, chờ đèn đỏ… Và một đặc điểm thú vị nữa của phương pháp này là bạn nên học trong khi đang làm việc gì đó chứ không nên làm vào lúc thời gian rảnh vì như vậy bạn sẽ rất dễ buồn ngủ. Tuy nhiên việc lắng nghe này là không đủ bạn phải phối hợp với việc thực hành bước sau là Nói các cụm từ đơn giản một cách vô thức.


Phương pháp này chỉ có một nhược điểm là không phù hợp với các bạn cần ôn thi chứng chỉ IELTS, TOEFL… cấp tốc vì cần ít nhất là 6 tháng nửa năm để thẩm thấu.


3. Học theo phương pháp của thầy Tony


Chương trình nghe nói ở TonyEnglish được thiết kế theo tỷ lệ 20 – 80 có nghĩa là 20% là học có ý thức (Phát âm, ngữ pháp, từ vựng) và 80% là học vô thức nên học viên sau gần 5 tháng sau khi tham gia chương trình dù bắt đầu khởi điểm là chưa biết gì cũng đều có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp thuần thục như tiếng mẹ đẻ. Sau khi tham gia thêm nửa năm nữa để luyện Đọc Viết thì tổng hợp cả 4 kỷ năng Nghe Nói Đọc Viết đều lên một trình độ văn phong thượng thừa khó phân biệt với người bản địa.


Trong mục thư việnkho video trên trang tonyenglish.vn có đầy đủ mọi tài liệu học để các bạn có thể thỏa thích luyện kỹ năng Nghe của mình. Chúc bạn có thời gian học tập vui vẻ.


abc